Danh sách bài viết

Tìm thấy 10 kết quả trong 0.57000589370728 giây

Cách thức tiếp thu di sản tư tưởng nhân loại ở Hồ Chí Minh

Triết học

Luận giải nội dung trong những tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu từ di sản tư tưởng nhân loại (Nho giáo, Cơ Đốc giáo, Phật giáo, Tôn Dật Tiên, Mác - Lênin,…), trong bài viết này, tác giả đã khẳng định: Mặc dù tiếp thu nhiều dòng tư tưởng khác nhau, song tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống nhất quán, không lẫn lộn với bất cứ nhà tư tưởng nào của dân tộc và nhân loại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện trình độ phát triển cao về trí tuệ, nhân cách đạo đức và tầm thước của một vĩ nhân. Nguyên lý triết học chi phối cách tiếp biến các giá trị tư tưởng này không chỉ là quan điểm toàn diện, chỉnh thể, mà còn là tinh thần khoan dung và gắn kết với thực tiễn Việt Nam.

187 (Đinh Mão) :Nhà Hán suy yếu. Nho giáo bắt đầu du nhập vào nước ta.

Lịch sử

Trong thế kỷ II, nhân dân các quận ở Giao Chỉ luôn nổi dậy khởi nghĩa làm cho triều đình nhiều phen lo đánh dẹp. Cuối thế kỷ II, nhà Hán suy yếu, chúng buộc phải tạm dùng người Việt cầm đầu chính quyền ở Giao Chỉ.

Mối quan hệ tam giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập thời Lý – Trần

Triết học

Bài viết góp phần luận chứng một hiện tượng độc đáo, có một không hai trong lịch sử của dân tộc, đó là mối quan hệ tam giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập dưới thời Lý – Trần. Theo tác giả, cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đều được Nhà nước phong kiến sử dụng và khuyến khích phát triển; tam giáo này không chỉ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, mà còn cạnh tranh với nhau để giành vị trí hàng đầu.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHO GIÁO Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Y tế - Sức khỏe

Huỳnh Thị Liêm Trường Đại học Thủ Dầu Một - Bình Dương Ở Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhưng học thuyết Nho giáo là dòng chảy văn hóa liên tục và luôn mang tính thời đại. Nghiên cứu Nho giáo trong xã hội Việt Nam ngày nay, phải xem xét từ khía cạnh lịch sử, trong đó đặc biệt chú ý một thực trạng xã hội đang chứa đựng những yếu tố văn hóa Nho giáo. Những vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, lề lối làm việc, ứng xử trong xã hội; đang là những đề tài mang tính thời sự, cần được lý giải trong xã hội Việt Nam đương đại đang trên chặng đường

PHẠM TRÙ DÂN TRONG NHO GIÁO TIÊN TẦN

Y tế - Sức khỏe

Trương Thị Thảo Nguyên Trong những cuốn sách được xem là kinh điển, thể hiện nội dung chủ yếu của Nho giáo tiên Tần như Luận ngữ, Mạnh Tử, Tuân Tử thì phạm trù dân (dân là ai, gồm những tầng lớp nào) chủ yếu được các nhà nho đặt trong mối quan hệ đối lập với tầng lớp khác, tầng lớp trị dân (gồm vua, quan). Cơ sở, căn cứ chủ yếu để các nhà nho Tiên Tần phân biệt, chỉ ra sự khác nhau giữa hai tầng lớp này là do sự khác nhau chủ yếu về đạo đức, tài trí, địa vị, vai trò xã hội của các tầng lớp này. Thứ nhất, theo các nhà nho Tiên Tần, phạm trù dân bao gồm nhiều giai tầng khác nhau; về cơ bản,

Bàn về sự trỗi dậy của Nho giáo ở châu Á

Tôn giáo

Nho giáo là một trong số hiếm hoi các học thuyết chính trị – xã hội có số phận thật đặc biệt trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Đặc biệt ở chỗ, trải qua hàng nghìn năm, đến nay, Nho giáo vẫn là một “học thuyết sống”- còn đang sống, chứ không phải chỉ được trưng bày trong các “bảo tàng” như không ít học thuyết khác.

ĐẠO GIÁO (2): CÁC PHÂN NHÁNH VÀ BIẾN THỂ Ở TRUNG HOA PHONG KIẾN

Tôn giáo

Quan niệm phổ biến hiện nay cho rằng các học giả có xu hướng Đạo gia là những người theo Đạo giáo. Điều này e rằng không được xác đáng. Các tư tưởng Đạo gia có từ thời Tiên Tần như của Lão Tử, Liệt Tử, Trang Tử… mặc dù có ảnh hưởng lớn đến nhiều tông phái của Đạo giáo, nhưng người ưa thích triết lý vô vi, thích lối sống tiêu diêu tự tại không hẳn đã chấp nhận các yếu tố khác của Đạo giáo như phong thủy, dịch số, chiêm tinh, bùa phép… Thái độ “quy ẩn” do ảnh hưởng từ học thuyết Đạo gia xuất hiện trong tư tưởng của nhiều Nho sĩ với tư tưởng xuất thế. Tôi sẽ quay lại bàn kỹ hơn về tư tưởng xuất thế ở chùm chủ đề về Nho giáo sau khi hoàn thành chùm bài về Đạo giáo. Ở đây, tôi muốn nói rằng các quan điểm về sống theo lẽ tự nhiên, quy ẩn, xuất thế, tiêu diêu tự tại không phải “thương hiệu độc quyền” của Đạo giáo. Đạo giáo chỉ mượn tư tưởng Đạo gia để bồi đắp cho các hệ thống tín ngưỡng dân gian của mình mà thôi. Do vậy, khi tìm hiểu các phân nhánh và biến thể của Đạo giáo, tôi sẽ không đề cập đến các học phái Đạo gia, mà chỉ xem xét Đạo giáo như một tổ chức tín ngưỡng.

ĐẠO GIÁO (1): NHỮNG NỀN TẢNG HÌNH THÀNH

Tôn giáo

Đạo giáo là một tôn giáo lớn xuất phát từ Trung Quốc và có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Do thiếu các kiến thức về Đạo giáo hoặc chỉ nhìn nhận Đạo giáo một chiều nên chúng ta thường lầm tưởng rằng Đạo giáo không có ảnh hưởng lớn bằng Nho giáo và Phật giáo, nhưng trên thực tế, tôn giáo này có nền tảng lâu đời và cách phát triển phức tạp, đặc biệt là khi được truyền tới Việt Nam. Do đó, tôi xin phép được viết một loạt bài về Đạo giáo mang tính chất giới thiệu và đối chiếu, so sánh về tôn giáo này để các bạn đọc có thể có những nhận định chính xác hơn, qua đó cũng có thể hiểu hơn các phong tục và tín ngưỡng của người Việt hiện nay.

Khổng Tử và Hồ Chí Minh: Những tương đồng và khác biệt trong tư tưởng đạo đức

Triết học

Bài viết so sánh một cách trực diện quan điểm đạo đức của Khổng Tử và Hồ Chí Minh ở một số vấn đề cụ thể. Theo tác giả, tư tưởng đạo đức Nho giáo do Khổng Tử sáng lập là một trong những nguồn gốc của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và do đó, những tương đồng trong tư tưởng đạo đức giữa Khổng Tử và Hồ Chí Minh là tất yếu. Song, do thời đại lịch sử và vai trò lịch sử khác nhau, việc tồn tại những khác biệt trong tư tưởng đạo đức giữa Khổng Tử và Hồ Chí Minh cũng là tất yếu.

Về số phận của Nho giáo

Triết học

Nho giáo là một trong số hiếm hoi các học thuyết chính trị – xã hội có số phận thật đặc biệt trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Đặc biệt ở chỗ, trải qua hàng nghìn năm, đến nay, Nho giáo vẫn là một “học thuyết sống”- còn đang sống, chứ không phải chỉ được trưng bày trong các “bảo tàng” như không ít học thuyết khác.